您现在的位置是:Nhận định >>正文
Kèo vàng bóng đá Real Sociedad vs Leganes, 03h00 ngày 24/2: Thất vọng chủ nhà
Nhận định92759人已围观
简介 Hư Vân - 23/02/2025 11:53 Kèo vàng bóng đá ...
Tags:
相关文章
Soi kèo phạt góc Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2
Nhận địnhChiểu Sương - 23/02/2025 06:11 Kèo phạt góc ...
阅读更多Giám đốc ĐH Quốc gia HN: Sinh viên Văn học sẽ làm gì?
Nhận định- Đó là câu hỏi mà PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đã đặt ra trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm truyền thống khoa Ngữ văn, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội. Ảnh: Phạm Thành Long
Là một cựu sinh viên của khoa Ngữ văn, ông Nguyễn Kim Sơn muốn nhấn mạnh thêm “một tinh thần quan trọng nữa của truyền thống, đó là tính nhân văn cao đẹp, sự kết hợp khoa học, lý tính với nghệ thuật, nhân văn với thẩm mỹ trong từng con người nhà giáo và sinh viên, trên từng trang sách, từng bài viết và lời giảng”.
Ông cũng bày tỏ lòng tri ân và tôn kính tới các nhà giáo lão thành của khoa Ngữ văn, đồng thời khẳng định: “Chúng ta tự hào về quá khứ, chúng ta trân trọng những gì đã và đang có và cùng nhau bàn về tương lai”.
PGS. TS Nguyễn Kim Sơn cho rằng khoa Ngữ văn cần phải “vận động và tiến lên để thích ứng với cuộc sống mới”.
“Cần đổi mới về mô hình phát triển và tương lai của Khoa Văn học. Khoa học cơ bản, văn chương và nghệ thuật đang đứng trước thách thức to lớn của thời kinh tế thị trường.
Sinh viên không thể có nhiều việc làm và sống bằng nghề nghiên cứu phê bình văn học, một nghề cần rất ít người và dành cho nhóm tinh hoa, có năng khiếu và đặc biệt đam mê… Vậy sinh viên văn học sẽ làm gì? Đây là câu hỏi lớn dành cho người quản lý từ cấp Khoa tới trường Đại học KHXH&NV”.
Tuy nhiên, ông cũng khẳng định ”dù biến động và đổi mới theo chiều hướng nào, có một điều đặc biệt quan trọng cần phải giữ, nó là cái lõi, cái cốt, cái hồn tủy cho tất cả và cho mọi thời đại. Đó là tinh thần nhân văn, tinh thần thẩm mỹ, sự sáng tạo không ngừng, sự truyền thừa sư đệ, tinh thần học thuật và học phong, niềm kiêu hãnh về vị trí hàng đầu của khoa học nhân văn”.
Dưới đây là nguyên văn bài phát biểu của PGS.TS Nguyễn Kim Sơn:
Kính thưa các cô các thầy giáo lão thành của khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp trước đây, nay là khoa Văn học và Ngôn ngữ học!
Kính thưa các vị khách quý từ các bộ ngành, cơ quan Trung ương!
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Trường Đại học KHXH&NV!
Thưa các anh chị đồng nghiệp, các anh chị cựu sinh viên và các em sinh viên thân mến!
Hôm nay là một ngày đặc biệt. Ngày chúng ta trang trọng kỷ niệm 60 năm truyền thống của khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cũng đúng vào ngày Nhà giáo Việt Nam nhiều ý nghĩa, ngày hội ngộ của nhiều thế hệ nhà giáo và sinh viên của Khoa. Thay mặt cho lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội và cả tư cách một cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, một cán bộ giảng dạy của Khoa, xin được gửi tới tất cả các cô các thầy, các anh chị và các bạn lời chào mừng thắm thiết nhất.
Cách đây 8 ngày, ngày 12 tháng 11 vừa qua, trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tổ chức kỷ niệm 60 năm truyền thống của Đại học Tổng hợp Hà Nội. Rất nhiều điều của truyền thống, của ký ức, của niềm tự hào đã được nói tới. Tôi cũng đã đặc biệt nhấn mạnh tới điều thiêng liêng và đáng tự hào nhất của chúng ta, đó là tinh thần của Đại học Tổng hợp Hà Nội, đó là tinh thần khoa học, tinh thần sáng tạo không ngừng và trách nhiệm xã hội cao cả. Đó là định hướng đại học nghiên cứu, của sự truyền thừa học thuật hướng tới định hình các trường phái. Đó là tiên phong nghiên cứu giải quyết các vấn đề học thuật mới, nóng và khó, là đào tạo nhân lực chất lượng cao và đào tạo tầng lớp trí thức tinh hoa. Và hôm nay, trong buổi lễ kỷ niệm truyền thống của khoa Ngữ Văn, nay là Khoa Văn học và Khoa Ngôn ngữ học, tôi lại muốn nhấn mạnh thêm một tinh thần quan trọng nữa của truyền thống, đó là tính nhân văn cao đẹp, sự kết hợp khoa học, lý tính với nghệ thuật, nhân văn với thẩm mỹ trong từng con người nhà giáo và sinh viên, trên từng trang sách, từng bài viết và lời giảng.
May mắn được vào học tập khóa 30 (khoảng giữa của 60 năm này), tôi cũng may mắn có những trải nghiệm trực tiếp về truyền thống Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây và Khoa Văn học trường Đại học KHXH&NV sau này.
Những tên tuổi của những thầy cô đã hạc giá vân du về Tây Phương cực lạc mà chúng ta cần trân trọng tưởng nhớ tới như: Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoàng Xuân Nhị, Nguyễn Văn Khỏa, Trần Đình Hượu, Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Đức Hiểu, Phan Cự Đệ, Bùi Duy Tân, Lê Đức Niệm, Trần Thuyết, Đinh Trọng Thanh… và nhiều tên tuổi khác.
Chúng ta cũng cùng bày tỏ lòng tri ân và tôn kính đối với những nhà giáo lão thành hiện đang là chỗ dựa tinh thần và niềm tự hào của chúng ta như: Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm, Hoàng Thị Châu, Nguyễn Kim Đính, Hà Minh Đức, Đoàn Thiện Thuật, Hoàng Trọng Phiến, Lê Huy Tiêu, Nguyễn Trường Lịch, Đinh Văn Đức…
Chúng ta tự hào về quá khứ, chúng ta trân trọng những gì đã và đang có và cùng nhau bàn về tương lai.
Trước ngày diễn ra kỷ niệm này, tôi đã có một cuộc trao đổi nhỏ với lãnh đạo Khoa Văn học về việc làm thủ tục đề nghị tặng huân huy chương nhân 60 năm truyền thống của Khoa. Sau hồi cân nhắc Ban chủ nhiệm Khoa báo lại là thôi không làm hồ sơ đề nghị vì thấy trong mấy năm qua chưa có thành tựu gì thật đột xuất, chưa công bố quốc tế nhiều, chưa có đề tài, chương trình khoa học lớn. Có lẽ đây cũng là đặc điểm của khoa Ngữ Văn: Thực chất, thẳng thắn và nhiều cảm xúc trong hoạt động điều hành.
Thế gian vô thường, mọi thứ luôn biến đổi. Sự hoài niệm về Khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây rất cần được tôn trọng và coi đó là một giá trị mà Đại học Tổng hợp đã tạo ra trong quá khứ. Nhưng mọi thứ vẫn phải vận động và tiến lên. Khoa Văn học ngày nay, cần tiếp tục thay đổi và thích ứng với cuộc sống mới. Cần đổi mới về mô hình phát triển và tương lai của Khoa Văn học. Khoa học cơ bản, văn chương và nghệ thuật đang đứng trước thách thức to lớn của thời kinh tế thị trường.
Sinh viên không thể có nhiều việc làm và sống bằng nghề nghiên cứu phê bình văn học, một nghề cần rất ít người và dành cho nhóm tinh hoa, có năng khiếu và đặc biệt đam mê. Mô hình giảng dạy nghiên cứu lý luận và phê bình văn học chuyên biệt như vậy chỉ còn tồn tại ở vài ba quốc gia trên thế giới. Việc giảng dạy ở Khoa Văn học cần theo thông lệ quốc tế, nó thiên về thỏa mãn nhu cầu phát triển tinh thần và năng lực, phẩm chất thẩm mỹ và nghệ thuật cá nhân hơn là một nghề để hành nghề như nhiều nghề khác… Cần phải tạo cho sinh viên môt nghề xác định… Ai không yêu quý Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, ai không mong muốn Khoa cứ mãi như hôm nay là không có trái tim. Nhưng sự nhận thức lý tính buộc chúng ta phải cùng nhau cân nhắc và tính toán đổi mới Khoa Văn học. Trong một thời gian dài, sinh viên học Khoa Ngữ Văn ra trường một phần làm báo, làm văn hóa, xuất bản, giảng dạy văn học và một số nghề khác. Tuy nhiên hiện nay, việc đào tạo phóng viên, các khoa Báo chí đã đào tạo ra số lượng rất lớn, số lượng giáo viên văn học cũng đã vượt quá nhu cầu ở mọi cấp… Vậy sinh viên văn học sẽ làm gì? Đây là câu hỏi lớn dành cho người quản lý từ cấp Khoa tới trường Đại học KHXH&NV. Số lượng người làm công tác lý luận phê bình văn học nghệ thuật chắc chắn cần số lượng rất ít. Đào tạo hàng năm cần thu hẹp số lượng sinh viên, nhưng cần giỏi và thực sự yêu nghề. Xã hội càng phát triển, số người sau khi thành danh trong các lĩnh vực khác, hoặc một sớm nào đó chợt thấy ham mê yêu thích văn chương nghệ thuật mà đi học cho thỏa nguyện bình sinh sẽ ngày càng nhiều. Xã hội càng phát triển, xu hướng này sẽ càng mạnh. Cần có phương án đào tạo đáp ứng nhu cầu này của xã hội. Định hướng đào tạo bồi dưỡng năng khiếu sáng tác và biên tập văn học nghệ thuật cần đẩy mạnh hơn. Nên tham khảo mô hình tổ chức đào tạo ngành này theo thông lệ thế giới. Rất rất ít các trường đại học tại các khu vực Âu Mỹ có riêng khoa nghiên cứu văn học. Nó là một phần trong Science of Art, phát triển theo định hướng văn hóa học và nghệ thuật học, cho đa dạng đối tượng học tập là hướng cần cân nhắc để điều chỉnh định hướng chiến lược, điều chỉnh và xây dựng các chương trình đào tạo mới, điều chỉnh định hướng chuyên môn.
Nhưng dù biến động và đổi mới theo chiều hướng nào, có một điều đặc biệt quan trọng cần phải giữ, nó là cái lõi, cái cốt, cái hồn tủy cho tất cả và cho mọi thời đại. Đó là tinh thần nhân văn, tinh thần thẩm mỹ, sự sáng tạo không ngừng, sự truyền thừa sư đệ, tinh thần học thuật và học phong, niềm kiêu hãnh về vị trí hàng đầu của khoa học nhân văn.
Đối với ngành Hán Nôm. Đây là ngành đặc biệt, độc đáo, đặc biệt hệ trọng với văn hóa và tinh thần nhân văn của dân tộc. Sứ mệnh truyền thừa văn hóa đã đặt ra ngay từ khi thành lập ngành và vai trò ngày càng trở nên quan trọng trong hiện tại và tương lai. Ngành này không cần đào tạo nhiều, nhưng cần chuyên sâu và cần những người yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp. Sự phát triển của ngành cũng nhiều thăng trầm. Tuy nhiên chưa bao giờ ngành được đầu tư đặc biệt tương xứng với vị trí mà nó cần được đối đãi. Tôi nói điều này không phải vì bản thân mình trưởng thành từ ngành Hán Nôm, mà giá trị tự thân và đòi hỏi của văn hóa và học thuật của dân tộc đòi hỏi dữ dội phải như vậy. Một khoa độc lập, hoặc một viện vừa đào tạo vừa nghiên cứu trong trường Đại học KHXH&NV được đầu tư đặc biệt là điều dứt khoát phải quan tâm và triển khai trong thời gian sắp tới. Đại học Quốc gia Hà Nội hiện có chủ trương ưu tiên giữ vững vị trí hàng đầu của những ngành đang có lợi thế và ưu tiên đầu tư những ngành có vị trí đặc biệt lợi thế trong gây dựng uy tín thương hiệu và cạnh tranh. Ngành Hán Nôm hai lần đáng được nằm trong số đó. Lãnh đạo trường Đại học KHXH&NV cần đặc biệt chú ý tới điều này để chỉ đạo (những chuyên ngành như Khảo cổ học, Hán Nôm, cần có ưu tiên đặc biệt…)
Trong thời gian sắp tới, Khoa Văn học cần đặc biệt quan tâm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học. Truyền thống lớn của Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội là truyền thống học thuật, là tiên phong trong nghiên cứu khoa học, tìm tòi sáng tạo và tạo ra những sản phẩm nghiên cứu khoa học và đào tạo căn bản, chắc chắn, chất lượng cao. Cần có những chương trình, đề tài nghiên cứu quy mô lớn, giải quyết các vấn đề lớn của lĩnh vực chuyên môn này, chỉ có như vậy mới vực dậy được tinh thần học thuật, mới rèn được lực lượng cán bộ, mới có cơ hy vọng xây dựng các khuynh hướng, trường phái trong học thuật, điều đã từng manh nha trong các giai đoạn trước đây. Với lực lượng cán bộ trẻ trưởng thành khá nhanh và giàu năng lực như hiện nay, nếu thế hệ trước khích lệ và định hướng, lãnh đạo Khoa biết tổ chức nghiên cứu, thì một Khoa hùng mạnh là tương lai không xa.
Lãnh đạo trường Đại học KHXH&NV cần quan tâm đúng và hiệu quả, có những chỉ đạo mạnh mẽ, hỗ trợ kịp thời để Khoa vượt qua những thách thức, tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế hàng đầu trong cả nước và từng bước khẳng định vị thế quốc tế.
Trên đây là mấy lời phát biểu mang tính “Tự sự kỳ tâm”, nhân dịp buổi lễ quan trọng này. Kính chúc các thầy các cô và các đồng nghiệp ngày 20.11 thật vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc từ nghề nghiệp và từ cuộc sống. Chúc tất cả các vị khác quý và các bạn sinh viên dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và bình yên.
Xin trân trọng cảm ơn!
- Nguyễn Thảo
...
阅读更多Dân Anh mê quan hệ trên bàn ăn hơn ở giường ngủ
Nhận định...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Borussia Dortmund vs Union Berlin, 0h30 ngày 23/2: Phong độ sa sút
- Con gái NSƯT Vũ Linh: Kiệt sức từ khi cha mất và vụ kiện gia đình
- Hé lộ váy cưới của Nhã Phương trong hôn lễ với Trường Giang
- Sao việt 10/4: Xuân Bắc, Tự Long, Quang Thắng đến nước Pháp
- Nhận định, soi kèo Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2: Dễ tổn thương
- Đám cưới xa hoa trămĐám c tỷ kéo dài 3 ngày của con cả Beckham và con gái tỷ phú
最新文章
-
Soi kèo góc Leicester vs Brentford, 3h00 ngày 22/2
-
- Vì lo lắng với hình thức thi mới của môn Toán, nhiều học sinh tìm đến các lớp luyện các kỹ năng giải đề thi trắc nghiệm. Các trung tâm luyện thi trắc nghiệm nhờ vậy cũng nở rộ. Thay đổi cả cách dạy và học
Quý Hằng, một học sinh lớp 12 kể, kể từ sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi THPT quốc gia 2017 trong đó, môn Toán thi theo hình thức trắc nghiệm, các thầy cô ở trường đều thay đổi phương pháp dạy.
"Trước đây khi đề thi bao hàm cả kiến thức lớp 10 và 11 thì bọn em học song song kiến thức 12 ở trên lớp và ôn tập lại lớp 10,11 vào học thêm buổi chiều. Bây giờ các thầy cô chỉ tập trung giảng kĩ kiến thức lớp 12. Bám sát vào đề thi minh hoạ, bám sát vào đề thi minh họa" - Hằng cho hay.
Các khóa luyện thi trắc nghiệm môn toán với nhiều hình thức xuất hiện tràn lan trên mạng. Ảnh chụp màn hình. Theo Hằng, các bài kiểm tra trên lớp của các em cũng được các thầy cô thiết kế theo hình thức kết hợp trắc nghiệm và tự luận. Hằng giải thích, do các thầy cô ở trường không thể soạn đủ số lượng câu hỏi để có nhiều mã đề đủ cho học sinh nên buộc phải dùng hình thức kết hợp này để đảm bảo tính khách quan.
Tuy nhiên, các thầy cô chủ yếu vẫn giảng kiến thức như trước chứ không giảng về các kỹ thuật làm bài thi trắc nghiệm. "Em nghĩ dù là trắc nghiệm thì vẫn cần nền tảng kiến thức của sách giáo khoa vững thì mới làm tốt được".
Dẫu vậy, ngoài một buổi chiều học thêm toán ở trường, em còn đi học thêm ở một lớp học thêm ngoài. Và ở lớp này, thầy giáo chủ yếu hướng dẫn các em luyện các đề thi theo hình thức thi trắc nghiệm.
N.T.H, Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, hình thức thi trắc nghiệm môn toán cũng làm thay đổi cách dạy và học của thầy cô và các em tại trường.
"Trước đây thi tự luận thì chúng em chú ý nhiều hơn tới việc trình bày chi tiết còn hiện nay thi trắc nghiệm thì bọn em chỉ tập trung vào các kỹ năng tính toán nhanh" - H cho hay. Tuy nhiên, H cho biết, hiện nay mới đầu năm học nên các thầy cô vẫn đang tập trung dạy kiến thức là chính, trong phần luyện tập thì các thầy cô mới giảng thêm về kỹ năng làm bài trắc nghiệm.
Mặc dù vậy, H cũng cho biết, em và các bạn vẫn đến các lớp học thêm của thầy cô ở trường, nhiều bạn cũng lựa chọn đến học tại các trung tâm để học thêm môn toán. Theo H, hiện tại, mới vào đầu năm nên tại các lớp học thêm các em vẫn học song song cả kiến thức lẫn luyện đề thi trắc nghiệm. "Có thể tới học kỳ 2 hoặc gần cuối năm các thầy cô mới tập trung vào phần luyện thi trắc nghiệm" - H nói
Theo ông Đào Tuấn Đạt, Hiệu trưởng Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) thì sau khi Bộ GD-ĐT chốt phương án thi trắc nghiệm môn toán, việc dạy và học môn toán tại trường cũng thay đổi để thích nghi với hình thức thi mới.
Ông Đạt cho biết, do hình thức thi trắc nghiệm kiến thức sẽ phủ rộng hơn nên việc giảng dạy của giáo viên trên lớp cũng phải đảm bảo phủ hết các kiến thức trong chương trình chứ không chú trọng trọng tâm nào đó như trước. Bên cạnh đó, trong việc biên soạn các bài giảng, bài tập, nếu như trước đây là những bài toán nhiều câu hỏi thì nay các thầy sẽ biên soạn theo hướng các bài toán chỉ có 1 câu hỏi.
Ngoài ra, do đề thi năm nay tập trung vào chương trình lớp 12 nên giáo viên cũng hướng tập trung vào giảng dạy kỹ cho học sinh kiến thức lớp 12 để chuẩn bị cho kỳ thi.
Theo ông Đạt, nếu cách dạy trước đây chú trọng tới cách trình bày của học sinh thì hiện nay, các thầy sẽ tập trung nhiều hơn vào phần kết quả. Tuy vậy, việc dạy học trên lớp vẫn không có nhiều thay đổi do học sinh vẫn phải nắm chắc kiến thức mới có thể giải quyết được bài toán.
Ông Đạt cũng cho biết, hiện tại trường Anxtanh các giáo viên toán soạn câu hỏi kiểm tra và bài tập theo hướng trắc nghiệm - điền đáp án chứ không phải là chọn đáp án có sẵn. Theo ông Đạt, việc ra bài tập theo hướng này mới có thể đánh giá được học sinh có thực sự giải được bài toán hay không chứ nếu chọn đáp án thì rất khó đánh giá.
Nở rộ "bí kíp" thi trắc nghiệm
Khi phụ huynh và học sinh lo lắng với một hình thức thi mới thì cũng là lúc các hình thức luyện thi trắc nghiệm môn Toán cũng bắt đầu nở rộ.
Nếu trước cách đây vài tháng, khi cuộc tranh luận có thi trắc nghiệm toán hay không đang ở cao trào, người ta rất khó khăn khi đi tìm tài liệu hướng dẫn thi trắc nghiệm môn toán, thì nay, chưa đầy 1 tháng sau khi Bộ GD-ĐT công bố phương án thi, chỉ cần gõ từ khóa "luyện thi trắc nghiệm môn toán" sẽ cho ra hàng trăm ngàn kết quả.
Cuốn sách luyện thi trắc nghiệm toán với các kỹ thuật giải đề thi bằng máy tính casio được quảng cáo trên mạng với giá 150 ngàn đồng. Ảnh chụp màn hình. Các trang web cung cấp các đề thi trắc nghiệm mẫu, các bí kíp luyện thi trắc nghiệm môn toán xuất hiện rầm rộ trên Internet. Các dịch vụ luyện thi trắc nghiệm môn toán với nhiều hình thức cũng đua nhau quảng cáo, tiếp thị để tiếp cận các khách hàng.
Trên website http://m…vn, tung quảng cáo về một khóa luyện thi trắc nghiệm môn toán giá 600 ngàn đồng với lời khẳng định cung cấp cho học sinh hệ thống hơn 10.000 câu hỏi trắc nghiệm được cập nhật liên tục để học sinh có thể ôn luyện chinh phục kỳ thi THPT quốc gia 2017.
Tương tự, tại website có tên http://bikip…vncòn cung cấp hẳn 4 hình thức luyện thi trắc nghiệm toán khác nhau từ các video off được quay sẵn, sách luyện thi trắc nghiệm toán, video live stream cho tới các lớp học trực tiếp tại nhà các "thầy" với chi phí từ 100-200 ngàn đồng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, chủ của website - Nguyễn Thế Anh và Nguyễn Thế Lục, đồng thời cũng là các thầy giáo trực tiếp hướng dẫn đều là những người còn rất trẻ.
Theo thông tin đăng ký trên các tài khoản facebook được giới thiệu trên website này, Nguyễn Thế Anh năm nay khoảng 26 tuổi, từng là sinh viên Trường ĐH Ngoại thương còn Nguyễn Thế Lục năm nay mới 21, là sinh viên Trường ĐH Bách khoa HN.
Tuy nhiên, cả Thế Anh và Thế Lục đã biên soạn hẳn một cuốn sách hướng dẫn luyện thi trắc nghiệm toán có tên "Luyện thi trắc nghiệm toán 2017" rồi tự in thành sách và bán trên facebook cá nhân cũng như các website do hai người tự lập ra là bikip…vnvà luyenthi….vnvới giá khoảng 150 ngàn đồng.
Mặc dù tự tổ chức các lớp luyện thi trên mạng cũng như tại nhà rồi tự soạn sách luyện thi trắc nghiệm toán để bán, song nhờ việc liên tục chia sẻ các đề thi trắc nghiệm mẫu trên mạng, các lớp học của Thế Anh và Thế Lục có rất đông học sinh theo học. Facebook cá nhân của 2 người này cũng có hàng chục ngàn người theo dõi (follow).
Ông Đào Tiến Đạt cho rằng, học sinh không nên tin vào những tài liệu luyện thi trắc nghiệm toán được cung cấp trên các trang mạng cũng như các trung tâm luyện thi trắc nghiệm môn Toán với những lời hứa hẹn sẽ cung cấp các kỹ thuật giải đề thi trắc nghiệm.
"Thực tế chỉ có một vài câu là có thể sử dụng mẹo được, còn lại hầu hết học sinh đều phải nắm kiến thức mới có thể giải được các câu hỏi trong đề thi" - ông Đạt khẳng định. Ông Đạt cũng cho biết, học sinh tại trường ông không đi luyện kỹ năng thi trắc nghiệm ở ngoài.
Ngoài ra, theo ông Đạt thì hiện nay xuất hiện nhiều người tự xưng là thầy giáo tổ chức các lớp luyện thi cả trên mạng và tại nhà song hoàn toàn không ai biết họ có phải là thầy giáo hay không và có được cấp phép để tổ chức luyện thi hay không.
Mặc dù vậy, ông Đạt cho rằng, học sinh có thể sử dụng các đề thi trắc nghiệm trên mạng để luyện tập các kỹ năng làm bài khi có thời gian, song không nên dùng để tính kết quả xem mình có thể đạt bao nhiêu điểm vì đề thi trên mạng sẽ không bao giờ sát với đề thi thật.
Lê Văn
" alt="Học sinh đổ xô luyện thi trắc nghiệm môn Toán">Học sinh đổ xô luyện thi trắc nghiệm môn Toán
-
Với thiết kế tối giản, tinh tế, đồng hồ Movado mang đến vẻ đẹp của sự hiện đại, thanh lịch mà bất kỳ ai cũng mong muốn sở hữu. Cùng tìm hiểu một số bộ sưu tập đồng hồ Movado nổi bật hiện có mặt tại Luxshopping.
Movado Museum - Thiết kế huyền thoại
Đầu tiên Luxshopping muốn giới thiệu chính là thiết kế biểu tượng huyền thoại Movado Museum, ra mắt vào năm 1947, Museum nổi tiếng và phổ biến khắp thế giới với thiết kế đơn giản, duy nhất dấu chấm tròn và kim giờ phút, đồng hồ Movado Museum tượng trưng cho hình ảnh thế giới thế kỷ mới, thiết kế vượt thời gian và không gian.
Movado Bold - Sự hấp dẫn cổ điển
Mang màu sắc tươi trẻ và năng động, có hai lựa chọn dây đeo bằng da và kim loại, đồng hồ Movado Bold là bộ sưu tập lấy cảm hứng từ phong cách trẻ trung nhưng không vì thế quên đi sự cổ điển vốn có của mặt số dấu chấm lõm huyền bí.
Sở hữu mức giá thành vừa phải, thiết kế truyền thống vẫn được giữ nguyên nhưng Movado đã biến hóa và tạo ra thêm nhiều phiên bản pha trộn nhiều màu sắc ấn tượng nhằm tạo ra một bộ sưu tập đồng hồ dành cho mọi đối tượng.
Movado Ultra Slim - Mẫu đồng hồ siêu mỏng
Pha trộn giữa nét hiện đại và truyền thống cổ điển, Ultra Slim là sản phẩm tinh khiết nhất đến từ Movado khi được trang bị mặt số siêu mỏng tạo cảm giác thoải mái khi đeo, đồng thời mang đến cái nhìn nhỏ gọn dễ nhìn, dễ ngắm. Với thiết kế đường kính phong phú từ 28mm đến 40mm, sở hữu độ dày chỉ từ 5.75mm đến 6.3mm, Ultra Slim tinh tế và hiện đại đúng chuẩn phong cách thương hiệu đồng hồ Movado.
Movado 1881 Automatic - Sức mạnh của máy cơ hiện đại
Sử dụng máy ETA 2824-2, một bộ máy chuyển động của Thụy Sĩ. Đồng hồ Movado 1881 Automatic hoạt động với 25 chân kính và có tần số 28.800 vph. Nó có bộ phận Incabloc chống sốc, một cơ chế lịch ngày được thiết lập và mức dự trữ năng lượng khoảng 40 giờ. Đồng hồ cao cấp 1881 Automatic có đường kính 39,5 mm và dày 9 mm. Cỗ máy được bao bọc bằng thép không gỉ và có một caseback xuyên thấu để lộ ra cánh quạt. Ngoài ra còn có khả năng chịu nước đến 30 mét.
Movado Heritage Series - Phong cách di sản từ năm 1950
Bộ sưu tập cuối cùng là Movado Heritage Series. Sự khác biệt lớn nhất của nhãn hiệu, không sở hữu mặt số Museum huyền thoại như những anh chị em khác, chính vì thế đồng hồ Movado Heritage Series chính là cái tên đầy mới lạ.
Luxury Shopping là nhà nhập khẩu và phân phối các sản phẩm đồng hồ Movado chính hãng với các sản phẩm đa dạng mẫu mã, phong phú về kiểu dáng, thuộc nhiều phân khúc giá khác nhau.
Sản phẩm đồng hồ Movado khi mua tại Luxury Shopping sẽ được bảo hành 2-10 năm tại công ty và bảo hành chính hãng toàn cầu. Bên cạnh đó, khách hàng không mất phí vận chuyển, thanh toán sau khi nhận hàng và thay pin miễn phí trọn đời.
Liên hệ để được tư vấn tốt nhất:
Địa chỉ: 331 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 028 3833 9999 " alt="Đồng hồ Movado: Xu hướng thiết kế tối giản, tinh tế">
Đồng hồ Movado: Xu hướng thiết kế tối giản, tinh tế
-
Kourtney Kardashian và Travis Barker diện đồ đồng điệu khóa môi trên thảm đỏ Grammy 2022. Avril Lavigne và bạn trai Mod Sun khóa môi trên thảm đỏ. Justin Bieber và Hailey Baldwin Dua Lipa Doja Cat Saweetie Olivia Rodrigo Megan Thee Stallion Maren Morris Lily Aldridge Kelsea Ballerini Halsey Lady Gaga chọn chiếc đầm đen trắng với phong cách cổ điển. Chrissy Teigen mặc váy hồng như công chúa lên thảm đỏ. An Na
Khoảnh khắc V (BTS) tình tứ với Olivia Rodrigo nóng nhất Grammy 2022
Khoảnh khắc V của BTS ghé tai nói chuyện với Olivia Rodrigo cùng biểu cảm của cô nàng trước phần trình diễn của nhóm BTS khiến khán giả sôi sục.
" alt="Dàn sao hở bạo, đua nhau hôn nhau trên thảm đỏ Grammy 2022">Dàn sao hở bạo, đua nhau hôn nhau trên thảm đỏ Grammy 2022
-
Nhận định, soi kèo Borussia Dortmund vs Union Berlin, 0h30 ngày 23/2: Phong độ sa sút
-
GS Trần Phương cho rằng, không thể quy trách nhiệm cho ngành GD về việc 200.000 cử nhân ra trường thất nghiệp. "Nhiều sinh viên tốt nghiệp chỉ muốn tìm việc ở các thành phố lớn. Tìm mãi mà không được, tất họ phải tìm về những vùng cần đến họ. Cũng có một số sinh viên được đào tạo kém chất lượng, không đáp ứng yêu cầu công việc. Họ sẽ phải tự đào tạo lại" - ông Phương khẳng định. "Đó chính là tác dụng của cơ chế thị trường".
Theo ông Phương, nhìn rộng ra thế giới, hiện tượng cử nhân thất nghiệp là khá phổ biến. "Ở Trung Quốc, năm 2011, có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp không kiếm được việc làm. Mỗi năm lại bổ xung thêm 2 triệu người nữa" - ông Phương cho hay.
Từ đó, ông Phương cho rằng, ông không đồng tình với quan điểm cho rằng, giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay đã phát triển quá thừa, cần phải hạn chế lại.
"Đúng là có một số ngành đào tạo vượt nhu cầu cần phải điều chỉnh, như sư phạm chẳng hạn, nhưng bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp lại không kiếm được đủ kỹ sư. Số thanh niên đăng ký học các ngành kỹ thuật công nghệ ở nước ta chiếm tỷ lệ quá thấp. Nguyên nhân vì đâu?" - ông Phương nêu câu hỏi.
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa. Nhìn vào những nước đi trước như Hàn Quốc, Đài Loan, họ đã phải trải qua 20 – 30 năm phát triển rất mạnh ĐH-CĐ mới vươn lên được trình độ công nghiệp hóa. Vì vậy, Việt nam cũng không thể thoát khỏi lộ trình đó.
Ông Phương cũng cho rằng, tỉ lệ người có trình độ ĐH-CĐ ở Việt nam vẫn còn thấp so với các nước. Nếu chuyển sang thời đại tri thức thì sẽ nảy ra bất cập. Hơn nữa, việc một người tốt nghiệp ĐH vài năm chưa kiếm được việc làm thích hợp thì chưa lo gì lãng phí.
Lâu nay, việc hướng dẫn việc hướng dẫn thanh niên chọn nghề để học chưa được chú trọng. Xã hội đang cần loại nghề gì, trình độ nào, bao nhiêu, ở đâu? Đang thừa loại nghề gì, trình độ nào, bao nhiêu, ở đâu? "Các bộ ngành cần cơ cơ quan nghiên cứu hướng dẫn cho thanh niên về việc này" - ông Phương khẳng định.
Ông Đinh Ngọc Hiện, Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây cũng cho rằng, không thể chỉ nhìn vào con số 200.000 cử nhân thất nghiệp để trách hệ thống giáo dục được vì điều đó rất "vô duyên".
Theo ông Hiện, hiện tượng thừa người thiếu việc như hiện nay là do cơ cấu kinh tế của Việt Nam không tạo ra được việc làm cho những người tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ. Các nhà đầu tư vào Việt Nam đều nhắm vào nhân công rẻ tiền thì sẽ không thể có việc làm cho người tốt nghiệp ĐH, CĐ.
Ông Hiện cũng đề xuất không thể ngăn cản phát triển giáo dục đại học đồng thời cũng không thể phân luồng một cách chủ quan. "Nhà nước chỉ tập trung đào tạo dăm ba ngàn người giỏi còn lại để cho học sinh tự lựa chọn. Nhà nước nên tập trung đầu tư vào con người" - ông Hiện đề xuất.
"Vì sao học tư thục thì không được nhà nước đầu tư hỗ trợ trong khi học trường công lập thì nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, còn có chính sách miễn, giảm học phí?" - ông Ngọc nói. Từ đó, ông Hiện đề xuất nhà nước hướng tới việc đầu tư vào con người chứ không phân biệt trường công hay trường tư.
Lê Văn
" alt="200.000 cử nhân thất nghiệp không phải lỗi của ngành giáo dục">200.000 cử nhân thất nghiệp không phải lỗi của ngành giáo dục